Kho Lạnh Bảo Quản Thủy Sản Đạt Tiêu Chuẩn Cần Những Yếu Tố Nào?

Mục đích của quá trình đông lạnh thủy sản là hạ nhiệt độ xuống thấp làm chậm lại sự ươn hỏng và sản phẩm được tan giá sau thời gian bảo quản lạnh đông hầu như không bị thay đổi tính chất ban đầu của nguyên liệu tươi. Chính vì vậy bảo quản thủy sản cần phải có kho lạnh đúng tiêu chuẩn về kĩ thuật. Sau đây là 8 tiêu chuẩn bảo quản kho lạnh thủy sản cần phải đạt được quý khách hàng có thể tham khảo để chọn thuê kho lạnh đảm bảo.

1. Địa điểm

  • Kho lạnh thủy sản phải được xây dựng ở nơi cao ráo, không bị ngập hoặc đọng nước, thuận tiện về giao thông, xa các nguồn gây ô nhiễm Có đủ nguồn cung cấp điện ổn định đảm bảo cho sản xuất.
  • Có đủ nguồn nước sạch đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

2. Mặt bằng và kết cấu

  • Có mặt bằng đủ rộng cả trong lẫn ngoài, được bố trí thuận tiện cho việc tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, tránh được khả năng gây nhiễm chéo cho sản phẩm; Nền kho lạnh, phòng đệm cao 0,8-1,4 m so với mặt bằng quanh kho, chiều rộng tối thiểu của phòng đệm là 5 m.
  • Có tường bao ngăn cách giữa cơ sở với bên ngoài.
  • Kho lạnh phải có kết cấu vững chắc, có mái che không dột, được cách nhiệt tốt.
  • Trần và tường của kho lạnh, phòng đệm và phòng thay bao bì, đóng gói lạị ( nếu có ) được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không bị ăn mòn, không ngấm nước, cách nhiệt tốt; có bề mặt nhẵn, màu sáng; được cấu tạo dễ làm vệ sinh, khử trùng.
  • Nền của kho lạnh, phòng đệm, phòng thay bao bì, đóng gói lại (nếu có) phải đảm bảo phẳng, chịu tải trọng, không trơn trượt.
  • Cửa của kho lạnh, phòng đệm được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không ngấm nước, cách nhiệt tốt, có bề mặt nhẵn, được cấu tạo dễ làm vệ sinh, khử trùng; khi đóng cửa phải đảm bảo kín; các tấm màng che tại cửa kho lạnh được làm bằng vật liệu phù hợp.
  • Kho lạnh được thiết kế sao cho khi xả băng, nước từ giàn lạnh, trên trần kho, nền kho được chảy hết ra ngoài
    Phòng đệm, khu vực bốc dỡ hàng phải được thiết kế, cấu tạo thuận tiện đảm bảo ngăn chặn, hạn chế khí nóng và hơi nước vào kho lạnh, hạn chế dao động nhiệt độ khi bốc dỡ hàng.
  • Phòng thay bảo hộ lao động, nhà vệ sinh được thiết kế, bố trí phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn.

3. Thiết bị, phương tiện bảo quản, vận chuyển

  • Thiết bị làm lạnh phải có công suất đủ để bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ cần thiết và ổn định, kể cả khi kho chứa hàng đạt mức tối đa; Môi chất làm lạnh là loại môi chất được phép sử dụng, không ảnh hưởng đến môi trường.
  • Các thiết bị áp lực chứa môi chất lạnh, ống dẫn, thiết bị trao đổi nhiệt phải đảm bảo an toàn, không bị rò rỉ và phải kiểm định theo qui định.
  • Giá kê hàng được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không ngấm nước, có cấu trúc chắc chắn, được thiết kế thuận tiện cho việc bốc dỡ, dễ làm vệ sinh.
  • Thiết bị nâng hàng, bốc dỡ hàng, phương tiện vận chuyển được sử dụng trong kho lạnh phải được làm bằng vật liệu phù hợp, không rò dầu, không có nguồn gây ô nhiễm, có cấu trúc chắc chắn, được thiết kế thuận tiện cho việc bốc dỡ, vận chuyển, dễ làm vệ sinh, khử trùng.
  • Có nhiệt kế tự ghi được lắp đặt ở nơi dễ nhìn, dễ đọc, nhiệt kế có độ chính xác 0,50C. Đầu cảm biến của nhiệt kế được bố trí ở vị trí có nhiệt độ cao nhất trong kho; Nhiệt kế phải định kỳ kiểm định hoặc hiệu chuẩn.
  • Trong kho lạnh phải có thiết bị an toàn lao động: đèn báo hiệu, chuông báo động đặt ở vị trí thích hợp.

4. Hệ thống chiếu sáng

  • Trang bị hệ thống chiếu sáng đủ sáng cho mọi hoạt động xếp dỡ, vận chuyển sản phẩm, ánh sáng đạt cường độ 200 lux trong kho và 220 lux tại phòng bao gói lại và phòng đệm.
  • Đèn chiếu sáng trong kho lạnh, phòng bao gói lại và phòng đệm phải đảm bảo an toàn và có chụp bảo vệ.

5. Bảo quản thủy sản trong kho lạnh

  • Sản phẩm thủy sản đông lạnh trước khi đưa vào bảo quản ở kho lạnh phải đạt nhiệt độ – 180C ở tâm sản phẩm, được bao gói phù hợp và ghi nhãn theo quy định.
  • Trong điều kiện bảo quản sản phẩm thủy sản, nhiệt độ kho lạnh phải đạt ổn định ở – 200C ± 20C; nhiệt độ tâm sản phẩm phải đạt –180C hoặc thấp hơn.
  • Không bảo quản thủy sản lẫn với các thực phẩm khác, trường hợp cá biệt nếu bảo quản thực phẩm khác trong kho lạnh thủy sản thì các thực phẩm này phải được bao gói kín, xếp lô riêng và không là nguồn lây nhiễm cho thủy sản.
  • Phải có hệ thống quản lý, theo dõi việc sắp xếp hàng hóa để sản phẩm trong kho được nhận dễ dàng.

6. Bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa ra vào kho lạnh

  • Quá trình bốc dỡ và vận chuyển sản phẩm ra hoặc vào kho lạnh phải sử dụng thiết bị phù hợp để bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm nhẹ nhàng, nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tránh sự tăng nhiệt độ trong kho.
  • Đối với xe lạnh dùng để chuyên chở sản phẩm thủy sản phải có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và đảm bảo nhiệt độ không khí bên trong đạt – 180C hoặc thấp hơn.

7. Vệ sinh
7.1. Yêu cầu về dụng cụ làm vệ sinh, chất tẩy rửa, khử trùng

  • Trang bị đủ về số lượng, đúng chủng loại các phương tiện chuyên dùng để làm vệ sinh và khử trùng cho kho lạnh, phòng đệm, phòng bao gói lại sản phẩm.
  • Các hoá chất tẩy rửa, khử trùng phải được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế.
  • Các dụng cụ làm vệ sinh sau mỗi lần sử dụng phải được làm vệ sinh sạch sẽ và để đúng nơi quy định.

7.2. Vệ sinh cá nhân

  • Phải có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm, người làm việc ở khâu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (tiếp nhận, vận chuyển, bao gói sản phẩm) phải được khám sức khỏe định kỳ 1lần/1năm theo quy định của Bộ Y tế.
  • Phải có kiến thức và chấp hành tốt các quy định về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trang bị đủ bảo hộ lao động cần thiết và đảm bảo vệ sinh: quần áo chống lạnh, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang.

7.3. Vệ sinh, khử trùng kho lạnh

  • Cơ sở phải xây dựng chương trình làm vệ sinh, khử trùng cho kho lạnh, phòng đệm, phòng bao gói lại sản phẩm, phương tiện kê xếp và vận chuyển hàng.
  • Kho lạnh phải được làm vệ sinh, khử trùng ít nhất 1lần/năm; nền của kho lạnh thường xuyên được làm sạch để tránh trơn trượt; phòng đệm, phòng bao gói lại sản phẩm phải được làm vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc.
  • Cơ sở kho lạnh phải có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn động vật gây hại.

8. Hồ sơ sản phẩm và vệ sinh an toàn

  • Cơ sở phải lập hồ sơ quản lý theo dõi nguồn gốc, xuất xứ lô hàng, chế độ bảo quản (nhiệt độ, thời gian bảo quản, diễn biến nhiệt độ trong quá trình bảo quản); Sự cố và các biện pháp khắc phục sự cố.
  • Cơ sở phải lập hồ sơ làm vệ sinh, khử trùng kho lạnh, trang thiết bị vận chuyển, phương tiện kê xếp hàng.
  • Hồ sơ quản lý vệ sinh an toàn phải được cơ sở lưu giữ và xuất trình khi có yêu cầu. Thời gian lưu giữ hồ sơ quản lý là 2 năm.

Nằm giáp ranh với đường 5 nối Hà Nội-Hải Phòng, tại thị trấn Như Quỳnh, Huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Chỉ cách trung tâm Hà Nội 15 km và cách địa phận Hà Nội 2 km. Kho Lạnh SK sở hữu vị trí đắc địa là cung đường vận chuyển đi vào trung tâm Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc lân cận.

Được đánh giá là 1 trong những kho lạnh lớn nhất miền Bắc cũng như của Việt Nam,. Với thiết kế hiện đại kho lạnh SK đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe cho việc lưu trữ hàng hóa với nhiệt độ từ -25 tới +18°C. Kho lạnh SK góp phần vào việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất và nhập khẩu và chế biến hàng thực phẩm tiêu thụ trong nước cũng như nước ngoài. Quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ cho thuê kho lạnh tại Hà Nội vui lòng liên hệ với chúng tôi Kho lạnh SK Hotline: 090 21 090 88.